Con đường thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Rate this post

Phạm Nhật Vượng là tỷ phú nổi tiếng bậc nhất nước ta. Nhiều năm trở lại đây, ông ngày càng thâu tóm nhiều lĩnh vực kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Gần như bất cứ lĩnh vực nào cũng ghi dấu cái tên Phạm Nhật Vượng.

Xuất thân của Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, quê tại An Lão, Hải Phòng. Cha ông từng là một quân nhân phục vụ cho lực lượng Không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Em trai ông Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch An Viên Group, được hộ tống bởi rất nhiều vệ sĩ là võ sư nổi tiếng. Em gái Phạm Nhật Vượng và Phạm Lan Anh. Người này khá kín tiếng với truyền thông. Bà đang là thành viên Hội đồng quản trị kiêm lãnh đạo chủ chốt của Bảo hiểm tài sản – Tập đoàn Vingroup do anh tranh đứng đầu. 

Ngoài ra, bà còn là tổng giám đốc của 3 công ty riêng làm việc trong các lĩnh vực đầu tư công nghệ, dịch vụ và truyền thông viễn thông. Phạm Lan Anh có học vấn cao, là cựu học sinh Kim Liên – trường cấp 3 danh giá của Hà Nội, tốt nghiệp với thành tích xuất sắc, có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Kinh tế.

Con đường thành công của Phạm Nhật Vượng

Năm 1982, Phạm Nhật Vượng học tại trường cấp 3 Kim Liên, Hà Nội sau đó thi đỗ vào Đại học Mỏ địa chất. Nhờ thành tích xuất sắc ở môn Toán, ông được nhận học bổng du học trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, ngành kinh tế địa chất.

Từ khi học năm 3 đại học, Phạm Nhật Vượng đã bắt đầu kinh doanh. Ông thuê một phòng tại Moskva, Nga, mở nhà hàng, nhập nguyên liệu từ Việt Nam sang kinh doanh. Sau đó, ông tiếp tục kinh doanh áo khoác gió. Ban đầu, công việc kinh doanh thuận lợi nhưng sau vì thiếu kinh nghiệm cùng với thị trường thay đổi nên ông Vượng phá sản. 

Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp đại học và kết hôn với bà Phạm Thu Hương – bạn học cùng đại học. Khoảng thời gian này, Liên Xô sụp đổ, rơi và tình trạng hỗn loạn. Nhận thấy có nhiều cơ hội kinh tế, ở Việt Nam thì đang thời kỳ Đổi mới, hai vợ chồng quyết định chuyển sang sống tại Ukraina, không trở về nước. Lúc này, ông vẫn còn mang nợ 40.000 USD. Ông vay mượn khắp nơi được 10.000 USD sau đó vợ Phạm Nhật Vượng cùng chồng mình mở một quán ăn Việt Nam. 

Cùng năm, Phạm Nhật Vượng bắt đầu thử nghiệm sản xuất mì ăn liền, lấy tên thương hiệu là Mivina với số vốn 100.000 USD vay được từ bạn bè với lãi suất 8%/tháng. Công việc này diễn ra thuận lợi. 2 năm sau, Mivina trở nên phổ biến trên thị trường và trở thành thương hiệu cho các thực phẩm ăn liền ở Ukraina. Nguyên liệu làm mì được Phạm Nhật Vượng nhập từ Việt Nam và Đài Loan. Năm 1996, sản lượng mì bán ra khoảng 1 triệu gói/năm. Sau đó, ông sản xuất thêm rau khô đóng gói và bột khoai tây năm 1999 và 2000.

Năm 2004, thị trường Ukraina có tới 97% là thương hiệu mì Mivina. Năm 2007, Phạm Nhật Vượng tiến hành sản xuát thức ăn nhanh và súp đóng gói. 

Năm 2009, tập đoàn Technocom đổi tên thành Vingroup, chuyển trụ sở từ Ukraina về Hà Nội.

Năm 2010, Công ty đồ ăn nhanh Technocom được Neslte S.A Thụy Sĩ mua lại với giá 150 triệu USD. Lúc đó, ông Phạm Nhật Vượng vẫn còn 2 nhà máy, 1.000 công nhân với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm.

Năm 2015, khu phức hợp của tập đoàn Vingroup được khởi công xây dựng tại thành phố Hà Tĩnh. Dự án này được kỳ vọng rất nhiều. Tới năm 2017, Vincom Plaza Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động. 

Vincom có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, có tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, thành lập từ ngày 3/5/2002 với vốn điều lệ ban đầu 196 tỷ đồng. 1 năm sau, con số trên tăng lên 251 tỷ đồng. Lợi nhuận từ các lĩnh vực bất động sản, cho thuê công ty, văn phòng giúp nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ. Năm 2009, vốn điều lệ của Vincom lên đến 2.000 tỷ đồng.

Hiện tại, Vincom đang thâu tóm nhiều lĩnh vực: bất động sản, siêu thị, bệnh viện, trường học, khu vui chơi, resort… tại khắp mọi nơi trên cả nước. 

Những thành tựu của Phạm Nhật Vượng

  • Xây dựng hệ thống Vinpearl Resort với hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới. 
  • Khu đô thị cao cấp Royal City có dự án sân trượt băng tự nhiên trong nhà dài nhất nước ta. 
  • Có trung tâm thương mại lớn nhất châu Á, diện tích 230.000 mét vuông. 
  • Vinhomes Tân Cảng có tòa nhà 81 tầng cao nhất Việt Nam. 
  • Times City là nơi đặt thủy cung ngầm lớn nhất Việt Nam.

=> Những kim loại dẫn diện tốt nhất có thể bạn chưa biết

=> Xúc động những bài hát về thầy cô hay nhất

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*