Ứng dụng FaceApp đe dọa thông tin cá nhân người dùng như thế nào?

Rate this post

Người dùng FaceApp đang đứng trước nguy cơ bị đánh cắp thông tin chỉ vì “sống ảo”.

FaceApp là gì?

Những ngày qua, người dùng trên khắp thế giới phát sốt với FaceApp – ứng dụng thay đổi khuôn mặt từ trẻ thành già. Hàng triệu người vì tò mò muốn xem gương mặt của mình khi về già sẽ ra sao nên không ngần ngại tải ứng dụng này về điện thoại. 

FaceApp ra đời cách đây 2 năm nhưng không tạo được tiếng vang. Nó chỉ bắt đầu trở thành trào lưu từ đầu tháng 7/2019 đến nay. Hiện FaceApp đang có mặt tại 120 quốc gia, xếp đầu bảng tải về từ hai kho ứng dụng lớn nhất thế giới App Store và Google Play.

Khi sử dụng, người dùng sẽ nhận được kết quả dự đoán gương mặt mình trong tương lai hoặc khi đổi giới tính, khuôn mặt sẽ trông như thế nào. Nó tạo ra hiệu ứng tải về lớn vì đến nay chưa có ứng dụng nào làm được.

Cách sử dụng FaceApp

Để tạo ra những nếp nhăn cho khuôn mặt của mình, người dùng cần tải ứng dụng FaceApp từ App Store hoặc Google Play. Kế tiếp, bạn chụp hình cá nhân hoặc chọn ảnh hình trong kho ảnh ở điện thoại. Cuối cùng, chọn một bộ lọc cho bức ảnh và lưu về máy. 

Dù đang tạo được cơn sốt trên toàn cầu nhưng giới chuyên gia an ninh và nghị sĩ Mỹ đang cảnh báo những lo ngại về bảo mật khi cung cấp thông tin cho ứng dụng. Đối với nhiều người, việc chỉnh sửa ảnh thông qua các ứng dụng chỉ là trò giải trí vô hại. Thực tế, người dùng đang phải đối mặt với những mối lo về an ninh mạng mà không hay biết. Đứng trước nghi vấn này, CEO của FaceApp khẳng định không có gì đang lo ngại vì những bức hình sẽ bị xóa sau khoảng 48 tiếng đồng hồ.

Bên cạnh đó, một đại diện của FaceApp cho biết, ứng dụng có thể lưu trữ một số ứng dụng của người dùng. Và dù nhóm phát triển làm việc tại Nga nhưng thông tin người dùng không được chuyển về Nga. 

Điều khoản của FaceApp bất lợi cho người dùng

Theo thống kê, hơn 100 triệu người đã tải ứng dụng này về từ Google Play. Đây cũng là ứng dụng trên kho App Store được tải về nhiều nhất tại hơn 120 quốc gia. Khi đồng ý với điều khoản sử dụng, bản quyền khuôn mặt vẫn do người dùng sở hữu nhưng FaceApp sẽ được quyền can thiệp và sử dụng vĩnh viễn hình ảnh của bạn. 

Đáng tiếc là, những điều khoản sử dụng của các ứng dụng đều dài dằng dặc. Phần lớn mọi người lười đọc nên đã bỏ qua bước này mà ngay lập tức ấn Đồng ý. Điều khoản của FaceApp có nội dung sau:

“Khi đồng ý với điều khoản, bạn cho FaceApp giấy phép sử dụng vĩnh viễn, không giới hạn, miễn phí bản quyền và hợp lệ trên toàn thế giới. Giấy phép phụ có quyền tái bản, chuyển nhượng, sửa đổi, xuất bản, điều chỉnh, phân phối, công khai đăng tải nội dung của bạn với thông tin tên tuổi, ảnh chân dung dưới bất kỳ dạng hiển thị nào mà không cần bồi thường. Khi bạn chia sẻ thông tin người dùng qua ứng dụng của chúng tôi, nội dung đó và những thông tin: tên, ảnh chân dung, vị trí… đều được hiển thị công khai”.

Những mối lo ngại đến từ FaceApp

Theo chuyên gia bảo mật David Shipley, FaceApp cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng nhưng thông tin cá nhân chính là cái giá mà bạn phải trả. Bức ảnh chứa khuôn mặt bạn sẽ được dùng để nhận diện mở khóa smart phone và những dịch vụ khác. Hacker sẽ sử dụng thông tin, hình ảnh của bạn để bán lịch sử tìm kiếm cũng như định vị vị trí của bạn cho các công ty. Những hoạt động này tiềm ẩn nhiều rắc rối cho bạn trong tương lai. 

Hình ảnh của bạn sẽ được dùng để tạo ra các hồ sơ mạng ảo giống như thật, hoặc cũng có thể tạo ra phiên bản copy chính trang mạng xã hội của bạn. Mục đích phục vụ cho các chiêu trò lừa đảo, tấn công bạn và những người thân, bạn bè của mình.

Ứng dụng FaceApp có nguồn gốc từ Nga. Bởi vậy, khuôn mặt của bạn có thể xuất hiện ở đâu đó, bất kỳ lúc nào trên các bảng quảng cáo ở Moscow. Hoặc được dùng để đào tạo các thuật toán AI nhận diện khuôn mặt.

Theo tạp chí Forbes, để FaceApp hoạt động, bạn cần cho phép ứng dụng truy cập vào kho ảnh trong điện thoại, nghĩa là toàn bộ ảnh của bạn đều có thể bị sử dụng. Ngoài ra, nó còn truy cập Siri và những thứ bạn tìm kiếm. Ngay cả khi bạn không dùng ứng dụng, FaceApp vẫn có thể “sử dụng” bạn. 

Tạp chí này cũng cho rằng, không chỉ có FaceApp. Rất nhiều các ứng dụng bất chính khác được cấp quyền chạy trên thiết bị điện thoai của chúng ta. Cách tốt nhất để giữ an toàn cho dữ liệu là kiểm tra các điều khoản trước khi đồng ý tải chúng về máy.

Những vụ bê bối khác về lộ thông tin người dùng

Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook cũng từng vướng phải bê bối vì cung cấp thông tin người dùng. Đầu năm 2018, trang Guardians và The New York Times của Mỹ đã tung ra bằng chứng công ty này cấp phép sử dụng dữ liệu cá nhân của 50 triệu người cho Cambridge Analytica. Trong đó, có khoảng 500.000 tài khoản Việt Nam bị ảnh hưởng.

Théo cáo buộc của tờ New York Times hồi tháng 12 năm ngoái, Facebook không chỉ cung cấp thông tin cho 1, mà hơn 150 công ty khác nhau, có cả những thương hiệu nổi tiếng như Spotify, Netflix… Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã phạt công ty này hàng tỷ đô. 

Một hãng công nghệ có tiếng khác cũng vướng vào bê bối bảo mật dữ liệu là Google. Tháng 11/2018, Google+ cho phép các nhà phát triển truy vấn thông tin khách hàng như: tên, nghề nghiệp, độ tuổi, email…dù người dùng có thiết lập chế độ riêng tư hay không.

Để bảo mật thông tin cho chính bản thân mình, hãy cẩn trọng với những ứng dụng như FaceApp. Đối với những ứng dụng ít sử dụng, tốt nhất bạn hãy xóa nó khỏi thiết bị của mình. Những mạng xã hội dùng nhiều như Facebook, Instagram, bạn hãy xem lại thiết lập cài đặt hạn chế ứng dụng truy cập vào tài nguyên trên thiết bị.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*