Trong quá trình sử dụng Gmail, mạng xã hội, hẳn đã không ít lần bạn dính phải tin nhắn spam rất phiền phức, khó chịu. Để tìm được cách hạn chế những tin nhắn spam ấy, trước tiên bạn cần phải hiểu spam là gì.
Spam là gì ?
Spam là từ viết tắt của Stupid Pointless Annoying Messages, nghĩa là những tin ngắn ngớ ngẩn không có ý nghĩa và gây phiền toái. Spam là cách làm Internet ngập tràn bởi những tin nhắn, thông điệp giống nhau, gửi đến những người không mong muốn nhận được nó. Hầu hết spam đều là các thư quảng cáo.
=> Tìm Hiểu Thống Kê Podcast Tại Việt Nam
Cách mạng xã hội xác định spam
Cách đánh dấu spam của Gmail: tự động xác định spam, các thư điện tử đáng ngờ và đánh dấu thư đó là spam. Khi mở mục Spam, bạn sẽ tìm thấy những email do chính bạn hoặc Gmail đánh dấu là spam. Mỗi mail bao gồm một nhãn ở trên cùng, giải thích tại sao nó bị đánh dấu là spam.
Cách đánh dấu spam của Youtube: Không được đăng nhiều nội dung không có mục tiêu, không được mong đợi hoặc lặp đi lặp lại trong video, bình luận, inbox hoặc các địa điểm khác trên trang web. Nếu nội dung bạn đăng tải có mục đích lôi kéo người khác rời bỏ Youtube và tham gia website khác thì nội dung đó có thể bị đánh dấu spam.
=> Tìm hiểu Podcaster Là Gì? Danh Sách Những Podcaster Nổi Bật Nhất Hiện Nay
Cách đánh dấu spam của Facebook: Spam liên quan đến việc liên hệ mọi người với nội dung hoặc yêu cầu không mong muốn. Bao gồm gửi tin nhắn hàng loạt, đăng quá nhiều hình ảnh hoặc liên kết lên dòng thời gian của mọi người, gửi hàng loạt lời mời kết bạn cho những người bạn không quen biết. Spam đôi khi được phát tán bởi việc nhấp vào những liên kết xấu hoặc cài đặt phần mềm có chứa độc hại. Một số trường hợp tài khoản bị kẻ lừa đảo chiếm lấy sau đó gửi đi nội dung spam.
Cách Google xác định website spam
- Kỹ thuật che giấu, chuyển hướng lén lút: trang web sử dụng kĩ thuật che giấu (hiển thị nội dung cho người dùng khác với cho công cụ tìm kiếm) hoặc chuyển hướng người dùng đến website khác với website mà Google thấy.
- Trang web bị tấn công: trang web bị bên thứ ba tấn công để hiển thị nội dung hoặc liên kết spam.
- Trang web chứa văn bản ẩn hoặc bị nhồi nhét từ khóa.
- Tên miền trỏ hướng: các trang web giữ chỗ với rất ít nội dung duy nhất. Những trang web này thường không được Google đưa vào kết quả tìm kiếm.
- Spam thuần túy: nội dung vụn vặt, văn bản vô nghĩa được tạo tự động từ các trang web khác hoặc nghi phạm nghiêm trọng, tái vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google.
- Cung cấp DNS động và máy chủ lưu trữ miễn phí gây spam.
- Trang web bao gồm nội dung nghèo nàn, trang có chất lượng thấp, hời hợt, không cung cấp nhiêu giá trị gia tăng (hàng loạt trang web giống nhau, liên kết nghèo nàn, nội dung tạo tự động hoặc được sao chép…).
- Liên kết bất thường, nhân tạo, giả mạo.
- Spam do người dùng tạo ra: có thể xuất hiện từ các diễn đàn, trang nhật ký hoặc tiểu sử người dùng.
=> Xem Top 3 Cách Nghe Podcast Hiệu Quả Nhất
Lợi thế của spam
Giá rẻ: việc spam không tạo ra nhiều giá trị nên giá cũng rất rẻ, gần như miễn phí.
Tốc độ: việc gửi hàng loạt thông tin đến nhiều tài khoản khác nhau đã chứng minh tốc độ cực nhanh của spam.
Hiệu quả tức thì: việc gửi thông tin spam đi khắp nơi sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn được hàng nghìn người biết đến cùng lúc. Hiệu quả tức thì tuy nhiên không cao.
Nhược điểm của spam
Kém hiệu quả: Spam thường là những thông tin ngớ ngẩn, ít hữu ích, giá trị. Khi nhìn thấy những thông tin này, thường người dùng sẽ bỏ qua.
Mất công sức: những trang web spam sẽ bị Google đưa vào blacklist, có thể đối mặt với nguy cơ bị xóa trang, xóa tài khoản Youtube. Công sức bạn xây dựng nên nội dung cũng bị xóa sạch.
Mất thời gian: việc đưa những thông tin không có ích đi khắp nơi mà không đạt được hiệu quả cao sẽ làm bạn mất thời gian mà không có ý nghĩa gì.
Tính năng đánh dấu spam là gì?
Đối với Youtube, tính năng này giúp người dùng kiểm soát số nhận xét spam trên video. Nếu có đủ số người dùng đánh dấu bình luận là spam (nhấp vào liên kết “Spam” bên cạnh bình luận), bình luận đó sẽ bị ẩn đi (“Được đánh dấu là spam”). Muốn xem lại nhận xét, bạn có thể ấn vào nút Hiển thị.
Việc spam nội dung gây ra trải nghiệm tiêu cực vì rất khó tìm những nội dung liên quan và quan trọng hơn. Nếu bạn cho rằng bình luận của bạn không phải spam nhưng bị đánh dấu spam, bạn có thể liên hệ với chủ tài khoản đó để trao đổi. Chủ tài khoản có thể bỏ đánh dấu spam.
Cách đánh dấu Spam trên Messenger
Phiên bản máy tính
Nếu ai đó liên tục gửi tin nhắn làm phiền bạn trên Messenger Facebook, bạn có thể báo cáo, đánh dấu spam hoặc chặn người đó. Nếu thấy thông điệp người đó gửi không chỉ làm phiền mà còn chứa các nội dung tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều người khác thì bạn nên báo cáo cho Facebook. Khi bạn báo cáo, tài khoản spam sẽ bị gắn cờ, điều tra. Nếu có thêm những người dùng khác cùng báo cáo thì tài khoản đó có thể bị vô hiệu hóa.
Để đánh dấu spam trên Messenger, đầu tiên bạn cần chọn hộp thoại mà bạn muốn báo cáo. Ấn cài vào mục cài đặt có biểu tượng bánh răng cưa, chọn Report Spam or Abuse (Báo cáo spam hoặc lạm dụng).
Facebook sẽ gợi ý những vấn đề bạn đang muốn báo cáo về cuộc hội thoại đó. Hãy chọn một nội dung phù hợp nhất rồi ấn Continue (Tiếp tục).
Bước cuối cùng, bạn chọn Chặn hoặc Hủy kết bạn với người đó.
Phiên bản điện thoại
Mở ứng dụng Messenger trên điện thoại, chọn cuộc hội thoại bạn muốn báo cáo. Ấn vào tên của tài khoản đó, kéo xuống dưới chọn mục Something’s Wrong (Có chuyện không ổn). Các bước tiếp theo, bạn làm tương tự như đối với phiên bản máy tính.
Leave a Reply