Những truyện ngôn tình ngược khiến khán giả day dứt

Rate this post

Những bộ truyện ngôn tình ngược dù “đau tim” nhưng vẫn thu hút sự chú ý của độc giả. Chúng để lại những ấn tượng sâu sắc khiến người đọc khó thể nào quên. 

Đông cung

Đông cung là sáng tác của nhà văn Phỉ Ngã Tư Tồn. Nữ tác giả được gọi với biệt danh “mẹ kế” vì có thiên hướng viết những câu chuyện buồn. Cô thường cho nhân vật của mình trải qua những cảm xúc yêu đương rồi đi đến dằn vặt, kết truyện thường là sad ending. Đông cung cũng không nằm ngoài dòng chảy đó.
Truyện kể về Tiểu Phong – công chúa của Tây Lương luôn được sống trong tình thương yêu che chở. Cố Tiểu Ngũ là thái tử Trung Nguyên. Hai người có danh phận vô cùng xứng đôi vừa lứa, môn đăng hậu đối, được coi là trai tài gái sắc. Nhưng nếu như không có thân phân danh giá ấy, có lẽ tình yêu của đôi trẻ sẽ đẹp hơn biết nhường nào. Tình yêu của họ sẽ được phát triển một cách trong sáng mà không bị vướng vào những âm mưu thù hận giữa hai bên. Cái kết ngôn tình ngược khiến người đọc phải day dứt mà thốt lên “giá như họ may mắn hơn”. Đông cung được nhiều độc giả nhận xét là truyện ngôn tình ngược hay nhất từng đọc.

Phế hậu tướng quân

Phế hậu tướng quân do nhà văn Nhất Độ Quân Hoa sáng tác. Fan ngôn tình ngược hẳn không còn xa lạ với đầu truyện này. Mộ Dung Viêm để lại ấn tượng cho độc giả là một vị hoàng đế bất lực gây ấn tượng xấu. Tả Thương Lan – người đã sẵn sàng làm mọi chuyện vì anh, quên đi phận nữ nhi, thậm chí sẵn sàng chết để đổi lấy một lần ánh mắt của Mộ Dung Viêm dừng lại nơi cô. Nhưng tất cả điều đó đều vô ích. Tác giả đã khai thác nhân vật nam chính thành công đến mức, độc giả muốn giết chết anh vì sự vô tình. Nếu có một câu để miêu tả về tình cảm của Mộ Dung Viêm, hẳn câu đó chính là “có không giữ, mất đừng tìm”.

Nếu không là tình yêu

Diệp Lạc Vô Tâm là tác giả của truyện ngôn tình ngược Nếu không là tình yêu. Nhân vật chính là hai anh em Cảnh Mạc Vũ và Cảnh An Ngôn. Một người thì cố chấp theo đuổi tình yêu, làm mọi cách để người ấy cảm nhận được tình yêu của mình. Trái ngược với người còn lại, đến khi mất đi rồi mới biết tình cảm mình dành cho cô ấy lớn đến nhường nào. Hóa ra, cô ấy chẳng thể kiên nhẫn chờ anh mãi mãi như anh từng mặc niệm. Tuy nhiên, so với Phế hậu tướng quân hay Đông cung, truyện Nếu không phải là tình yêu mang đến cái kết trọn vẹn hơn. Tác phẩm giúp người đọc rút ra được triết lý rằng: còn hận tức là còn yêu.

Trò chơi nguy hiểm 

Trò chơi nguy hiểm là tác phẩm của nữ nhà văn Ân Tầm. Ân Tầm nổi tiếng với những cuốn ngôn tình ngược dài lê thê nhưng vẫn khiến khán giả bị cuốn vào. Trò chơi nguy hiểm khai thác tình yêu của cặp cha con nuôi Lôi Dận – Mạch Khê. Vốn dĩ, cả hai đã không thuộc về nhau. Họ như hai đầu của cục nam châm, cứ đẩy đối phương ra xa mình. Hai người sở hữu hai tính cách trái ngược nhau. Một người có trái tim lạnh lùng, không màng đến tình yêu. Người kia thì tỏ ra mạnh mẽ nhưng bên trong lại yếu mềm. Nỗi đau tinh thần, thể xác khiến họ ngày càng xa nhau hơn. Liệu cuối cùng, câu chuyện ngôn tình ngược này có đưa cả hai nhận ra tình yêu đích thực?

Hôn trộm 55 lần 

Hôn trộm 55 lần do Diệp Phi Dạ sáng tác. Kiều An Hảo và Lục Cẩn Niên là cặp vợ chồng hờ, chấp nhận sống với nhau chỉ vì phải gánh vác trách nhiệm gia đình. Thực chất, cả hai đều yêu đối phương đậm sâu suốt chục năm trời nhưng không ai chịu mở lời trước. Họ cứ giấu kín tình cảm của mình mà không nhận ra rằng, nửa kia cũng yêu mình đến biết bao. Rất may, cuốn ngôn tình ngược Hôn trộm 55 lần cũng đưa cặp đôi nhận ra tình cảm của nhau.

Ngủ cùng sói

Lại một tác phẩm ngôn tình ngược khác của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm. Hai cha con nuôi Hàn Tiên Vu và Hàn Trạc Thần cách nhau 17 tuổi. Thiên Vu hận Trạc Thần đến tận xương tủy, muốn ra tay giết chết anh vì đã hãm hại gia đình mình.  Ngược lại, Trạc Thần lại dành cho Thiên Vu một tình cảm nhất định. Sau quãng thời gian bên nhau, trải qua những khó khăn, cả hai đã chấp nhận trút bỏ hận thù, dẹp hết những chướng ngại ngăn cách để về bên nhau. 

Tình yêu thứ ba

Tác phẩm ngôn tình ngược Tình yêu thứ ba do Tự Do Hành Tẩu sáng tác. Cuốn tiểu thuyết này nhận được những ý kiến trái chiều. Nhiều độc giả tỏ ra không thích tác phẩm vì tác giả đã xây dựng hình tượng hai nhân vật chính quá ích kỷ, không chọn tình yêu. Lâm Khải Chính yêu Trâu Vũ nhưng tình cảm của anh không đủ lớn để vượt qua lợi ích của gia đình. Trâu Vũ cũng từng rất yêu anh. Nhưng vì một biến cố là cái chết của em gái mình, Trâu Nguyệt nên cô đã quyết định vứt bỏ tình yêu này. Cả hai đều biết tình cảm của nhau nhưng không ai thừa nhận, dẫn đến lạc mất nhau cả một đời. 

Ai hiểu được lòng em

Truyện do Lục Xa sáng tác. Giang Nhân Ly và Mạc Tu Lăng có câu chuyện tình yêu dài đằng đẵng hơn 15 năm. Nhân Ly xinh đẹp, giỏi giang, không chấp nhận làm cô bé Lọ Lem ngồi một chỗ chờ phép màu đến, cô chủ động đi tìm tình yêu của đời mình. Mạc Tu Lăng khiến trái tim cô rung động nhưng ngôn tình ngược ở chỗ, anh và em gái cùng cha khác mẹ của cô đang diễn “tiết mục” thanh mai trúc mã. Câu chuyện tình của họ tưởng như chẳng đi được đến hồi kết nhưng nhờ chữ “duyên phận” lại về được bên nhau. Hóa ra, duyên phận là một điều gì đó rất kỳ diệu mà ta chẳng thể đoán trước được. Nếu đã không thuộc về nhau, cố níu giữ cũng vô ích. Còn những người có duyên có phận với nhau, dù đi một vòng trái đất vẫn quay về với nhau. 

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*