Nhiều người khi nhắc đến tỏi đen thường thắc mắc tỏi đen là gì, là một loại thực phẩm hay một phương thuốc chữa bệnh. Tỏi đen sử dụng như thế nào và có công dụng gì? Những người như thế nào thì nên dùng loại tỏi này, những người nào nên đặc biệt tránh xa. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại tỏi đặc biệt này ngay bây giờ nhé.
Tỏi đen là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã quá quen với việc tỏi là một gia vị thiết yếu làm tăng chất lượng cho nhiều món ăn. Và thực tế là tỏi đen chính là một thành phẩm của việc lên men của chính gia vị tự nhiên đó.
Tỏi trắng sau khi được chọn lọc nghiêm ngặt sẽ được đưa vào máy làm tỏi đen hoặc nồi cơm điện để thực hiện quá trình lên men. Quá trình này cần tuân thủ những tiêu chuẩn về nhiệt độ dao động từ 60 đến 90 độ và độ ẩm từ 80 đến 90 độ để đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian để chuyển đổi từ tỏi trắng thành tỏi lên men kéo dài từ 30 đến 60 ngày.
Trong suốt những ngày này, hàm lượng chất trong tỏi được biến đổi và tăng cao nhờ phản ứng phản ứng Mallard. Ngoài ra alliin có trong tỏi tươi rất dễ bị enzym alliinase và chuyển hóa thành allicin. Trong tỏi đen có hàm lượng hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose và S-allyl-L-cystein (SAC) cao gấp 4 – 5 lần so với tỏi tươi.
Amino axit kết hợp cùng với đường sẽ tạo ra những tép tỏi mềm và dễ ăn hơn hẳn. Tất cả những mùi hăng sẽ biến mất chỉ để lại sự thơm ngon hệt như trái cây sấy khô nên vô cùng bắt miệng và phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hậu vị của loại tỏi này cũng là một điểm trừ khá lớn.Hầu hết khi sử dụng xong nhiều người sẽ gặp phải tình trạng “ hôi miệng”, vì thế nên đánh răng hay súc miệng ngay sau đó để tránh việc gây khó chịu cho những người xung quanh.
Về nguồn gốc của tỏi đen, từ thuở còn sơ khai, các pharaon Ai Cập đã biết được cách làm tỏi đen để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, người Hàn Quốc mới là quê hương chân chính của loại tỏi đen chúng ta hay sử dụng hiện nay. Họ đã sáng tạo ra công thức chế biến khiến loại tỏi này mang hương vị và thành phần dinh dưỡng vượt trội hơn hẳn trước kia. Và những loại máy làm tỏi đen cũng được nhập khẩu từ quốc gia này.
Những công dụng chính của tỏi đen
- Phòng chống một số loại ung thư
Một số loại ung thư mà tỏi đen có thể phòng chống được có thể kể đến như: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt,…
Sở dĩ có được tác dụng to lớn này chính là công lao của hợp chất Polyphenol. Nó đóng vai trò quyết định trong việc thảo dược có ngăn ngừa được bệnh ung thư hay không? Và thật may mắn, hàm lượng chất này trong tỏi đen lại cao hơn hẳn trong số những loại thảo dược khác.
Tác dụng của hợp chất Polyphenol không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn cải thiện được cân nặng, vóc dáng của người dùng, chống thoải mái thần kinh và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
- Giảm lượng cholesterol trong máu
Nguyên nhân tăng cholesterol đến từ việc ăn uống không khoa học, quá nhiều dầu mỡ. Và cũng chính cholesterol là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề về tim hay bệnh cao huyết áp. Hằng năm đây là những căn bệnh cướp đi mạng sống của rất nhiều người trên thế giới.
Quá trình lên men hai hợp chất S-Allylcysteine và Amino Acid Cysteine kết hợp để tạo nên một chất kết tủa làm các gốc tự do trong huyết tương bị phá hủy. Từ đó, lượng cholesterol trong máu cũng giảm đi đáng kể.
- Giúp chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập
Tỏi đen làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Nếu thử sử dụng tỏi đen tầm khoảng 1 tháng, bạn sẽ đẩy lùi được hầu hết những bệnh cảm cúm hay mệt mỏi do thay đổi thời tiết, ô nhiễm khói bụi.
Chính vì thế, người lớn tuổi nên sử dụng tỏi đen hàng ngày để tăng cường sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Những người ốm lâu ngày hay vừa ốm dậy cũng nên dùng loại tỏi này để bổ sung ngay những hợp chất có lợi.
- Giúp phục hồi tổn thương cơ bắp
Với vận động viên hay những người có công việc yêu cầu hoạt động chân tay nhiều thì tỏi đen là bài thuốc thần kỳ để phục hồi cơ bắp đang bị căng cứng do hoạt động nhiều.
Hơn nữa, những vận động viên thường có nhu cầu về protein rất cao và tỏi đen lại thúc đẩy quá trình tổng hợp protein bằng lượng axit amin cao vượt trội.
Nên dùng tỏi đen như thế nào?
Có nhiều cách dùng tỏi đen nhưng thông dụng nhất, đơn giản nhất vẫn là ăn trực tiếp. Tùy vào từng lứa tuổi sẽ có liều lượng dùng khác nhau:
- Người lớn: 1-2 củ/ ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: 1 củ/ ngày.
- Phụ nữ mang thai và người lớn tuổi: 3-4 củ/ ngày.
Thời gian dùng tỏi đen tốt nhất là vào buổi sáng. Đặc biệt, khi ăn không nên dùng với bất cứ loại nước nào khác ngoài nước lọc.
Bạn cũng có thể dùng tỏi đen bằng cách phương pháp khác để tránh trùng lặp, nhàm chán. Rượu tỏi đen cũng được coi như một loại rượu thuốc tốt cho sức khỏe. Cách làm rượu này cũng khá đơn giản: chỉ cần cho 250 gram tỏi đã bóc vỏ vào 1 lít rượu trắng, để ở nơi thoáng mát trong vòng 10 ngày khi rượu chuyển sang màu đen thì dùng được. Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 chén rượu này trong hoặc sau bữa ăn là sức khỏe của các đấng mày râu đã được nâng cao đáng kể. Chị em nếu muốn nâng cao vị giác có thể ngâm tỏi cùng mật ong để uống mỗi ngày hay thậm chí ép lấy nước uống.
Có một khuyến cáo chung về việc sử dụng tỏi đen đó chính là không phải ai cũng sử dụng loại tỏi này được. Nếu như có những bệnh như: huyết áp thấp, tiêu chảy, người có bệnh về gan, thận và mắt…. Đặc biệt là phụ nữ có thai trong thời kỳ đầu có thể sử dụng tỏi đen rất tốt nhưng khoảng 4 tháng cuối thai kỳ nên nghe theo khuyên của bác sĩ xem có nên tiếp tục sử dụng hay không?
Mức giá của tỏi đen trên thị trường hiện tại giao động khoảng 100.000 đồng/ 100g tùy vào chất lượng hay đơn vị sản xuất. Nếu muốn mua loại tỏi này bạn có thể tìm đến một số địa chỉ uy tín như sau: Học viện Quân y, Công ty TNHH Tỏi đen Việt Nam hay các siêu thị lớn nhỏ toàn quốc. Ngày nay, nhiều gia đình cũng lựa chọn phương pháp tự làm ở nhà để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng.
Tỏi đen là một phương thuốc tốt để nâng cao sức khỏe cho chính bạn và những người thân trong gia đình. Chính vì thế, mỗi người nên sử dụng tỏi đen hàng ngày. Đó là thói quen tốt cần được duy trì nếu bạn muốn đẩy lùi được tất cả bệnh tật và một cơ thể khỏe từ trong ra ngoài.
Leave a Reply