CEO và COO là hai chức vụ gần như có sự tương đồng. Tuy nhiên, vị trí trong công ty của hai chức vụ này hoàn toàn khác nhau. Vậy COO là gì, phải làm những nhiệm vụ gì trong công ty?
COO là gì?
COO là viết tắt của Chief Operating Officer, là nhân viên phụ trách quản lý hoạt động hằng ngày của công ty, doanh nghiệp. COO là một trong những nhân viên cao cấp nhất của tổ chức, giám sát vận hành hằng ngày của công ty, báo cáo trực tiếp tới tổng giám đốc điều hành CEO. Tại một số công ty, COO vừa có thể kiêm nhiệm giám đốc nhưng đa số là kiêm nhiệm chức phó chủ tịch.
COO được tổng giám đốc ủy quyền quản lý việc kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chính sách và phương châm quản lý kinh doanh, chỉ đạo, giám sát, quản lý việc kinh doanh và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định, điều lệnh công việc.
Nhiệm vụ của COO
Xây dựng quy tắc kinh doanh, lên kế hoạch làm việc, quy định quy trình làm việc tiêu chuẩn. Sau khi được Tổng giám đốc phê chuẩn, COO sẽ giám sát việc thực hiện.
Cung cấp số liệu, báo cáo nghiên cứu cho những quyết sách quan trọng. COO định kì phân tích, dự đoán tình hình kinh doanh của công ty.
Quản lí, điều hòa công việc của bộ phận kĩ thuật và thị trường, đảm bảo phát huy toàn diện chức năng của hệ thống kinh doanh và báo cáo những vấn đề quan trọng cho tổng giám đốc quyết định.
Chỉ đạo thực hiện phương án tổng thể của hệ thống kinh doanh. Chịu trách nhiệm cho phương án dự toán đầu tư kinh doanh. Sau khi được phê chuẩn, COO tổ chức thực hiện.
Theo sát biến động và xu hướng trong và ngoài nước, đánh giá ảnh hưởng, đưa ý kiến và đề nghị việc áp dụng công nghệ trong hoạt động của công ty.
Báo cáo công việc cho các cơ quan kiểm tra, đánh giá hiệu suất làm việc, xử lí các vấn đề và định kì nghe báo cáo công việc từ cấp dưới.
Chỉ dẫn, giám sát, quản lý công việc của nhân viên cấp dưới. Phụ trách cải thiện chất lượng công việc và thái độ phục vụ, chế độ thưởng phạt cho nhân viên.
Tổ chức hoàn thiện quy định ở các phòng, ban và chế độ quản lí.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên.
Hoàn thành những công việc do tổng giám đốc giao.
Quyền lợi của COO
Được lên kế hoạch, nêu ý kiến và phủ quyết.
Được sát hạch tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của những nhân viên cấp dưới.
Được chỉ đạo, sát hạch quản lí của bộ phận cấp dưới.
Được đưa ra ý kiến với những quyết định của tổng giám đốc.
Trách nhiệm của COO
Tổ chức, điều hòa công việc để có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty.
Tổ chức, thúc đẩy kế hoach phát triển của công ty trung hạn và dài hạn.
Chịu trách nhiệm về mặt kinh tế, hành chính nếu có thông tin điều tra sai lệch nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho công ty.
Phân biệt giữa CEO và COO
CEO là tổng giám đốc, là người có vai trò quan trọng nhất trong công ty. CEO điều hành và quyết định mọi hoạt động trong công ty.
COO có chức vụ nhỏ hơn CEO. COO sẽ làm việc với những cán bộ cấp cao khác như giám đốc tài chính, giám đốc công nghệ…và trực tiếp báo cáo công việc cho CEO. Hiểu nôm na thì CEO là tổng giám đốc còn COO tương đương với chức phó tổng. Không phải công ty nào cũng có COO. Thường những công ty có quy mô nhỏ không cần chức vụ này. Còn những công ty lớn sẽ cần COO để san sẻ công việc với CEO.
Một số chức vụ khác trong công ty
Chức vụ | Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt | Vai trò | |
CFO | Chief Financial Officer | Giám đốc tài chính | Phụ trách quản lí tài chính cho doanh nghiệp. | |
CPO | Chief Product Officer | Giám đốc sản xuất | Chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng quy trình. | |
CCO | Chief Customer Officer | Giám đốc kinh doanh | Điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ công ty. | |
CHRO | Chief Human Resources Officer | Giám đốc nhân sự | Quản lý các hoạt động nhân sự: tuyển dụng, đào tạo đội ngũ. | |
CMO | Chief Marketing Officer | Giám đốc Marketing | Chịu trách nhiệm các hoạt động Marketing của công ty. |
Leave a Reply