HRD là gì- tính năng mở rộng dành cho camera máy ảnh và điện thoại- bạn đã tìm hiểu chưa?

Rate this post

HRD là một tính năng không phải là mới nhưng lại được rất nhiều người khai thác và quan tâm khoảng thời gian gần đây. Tính năng này phổ biến trên cả Smartphone và máy ảnh. Tuy nhiên HRD mang lại hiệu quả thế nào, làm thế nào để sử dụng HRD hiệu quả nhất thì vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp của rất nhiều người.

                HRD là gì?

Hight Dynamic Range hay được viết tắt là HDR có thể dịch là dải tương phản động rộng. Nói đến đây thì chắc hẳn tất cả mọi người đều có thể có những hiểu biết sơ khai về tính năng này. Nó sẽ giúp camera ghi nhận được độ khác biệt của những khu vực sáng, tối qua đó làm nổi bật sự chênh lệch ấy lên để bức ảnh có chiều sâu hơn.

Tuy rằng hiện nay, nhiều camera của điện thoại thông minh đã có những cải tiến để bắt kịp nhu cầu của người dùng nhưng vẫn còn đó những hạn chế của nó. Có thể lấy ví dụ điển hình như việc camera của điện thoại thông minh sẽ có kích thước rất nhỏ nên gặp khó khăn trong việc tìm ra những góc máy rộng hay muốn chụp ảnh nhiều người. Chính vì thế HRD đã ra đời để khắc phục được những khó khăn đó để bạn có một bức ảnh với màu sắc sống động và rõ nét hơn.

Tương tư như vậy đối với máy ảnh. Bình thường máy ảnh đã mang lại những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời thì đến nay với công nghệ HDR, hiệu quả của những bức ảnh lại càng được nâng cao hơn nữa.

Dynamic Range trong HDR chính là khả năng phân biệt sáng tối của các thiết bị. Tùy thuộc vào từng loại máy ảnh thì khả năng này sẽ khác nhau. Và nếu Dynamic Range càng cao tức là máy đó chụp hình càng đẹp.

Đối với những người đam mê và theo đuổi nghề chụp ảnh chuyên nghiệp, để cho ra đời một bức ảnh đẹp, việc chụp đi chụp lại nhiều lần là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi cần đến cả trăm kiểu ảnh mới bắt được góc chụp và khoảnh khắc đẹp. Hiện nay, từ khi áp dụng HDR, công việc này đã giảm đi rất nhiều vì khi nhìn vào một bức ảnh, bạn sẽ cảm nhận được ngay những mảng màu tương phản trong đó.

                 HDR hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, nếu như bình thường bạn cần chụp 100 bức ảnh để cho ra một bức ảnh ưng ý nhất thì bây giờ HDR sẽ là người chụp hộ bạn 100 bức ảnh đó. Cơ chế hoạt động của chế độ này sẽ là chụp nhiều ảnh liên tục với những chế độ tương phản khác nhau. Những bức ảnh này sẽ được kết hợp để tạo thành một kết quả duy nhất thể hiện rõ nét nhất giá trị phơi sáng và chi tiết cũng từng mảng màu sáng tối.

Những năm đầu tiên HDR được đưa vào sử dụng. Người ta vẫn phải tự chụp ảnh sau đó mới nhờ chế độ ghép ảnh lại. Tuy nhiên, ứng dụng ngày nay không còn bắt bạn phải làm những việc đó nữa, tất cả đều được xử lý tự động và thông minh.

Thông thường một bức ảnh HDR ra đời sau 0,001 giây. Tức là trong khoảng thời gian này, máy vừa chụp nhiều ảnh, vừa ghép ảnh. Ngoài ra nếu bạn muốn quay video HDR, cách xử lý cũng giống như với ảnh và nó chỉ hỗ trợ trên máy ảnh mà thôi.

               Sử dụng HDR như thế nào?

  • Đối với điện thoại

Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần vào phần Camera, chọn cài đặt và bạn sẽ nhìn thấy tính năng HDR ở đó nếu điện thoại bạn có hỗ trợ tính năng này.

  • Đối với máy ảnh

Có một số những điều nhất thiết cần lưu ý:

+ Máy ảnh của bạn nên có chức năng AEB(Auto Exposure Bracketing) có thể hiểu là phơi sáng tự động. Nếu có nó, bạn sẽ không cần tốn thời gian điều chỉnh lại máy ảnh của mình mà đôi khi vẫn không tìm ra vị trí thích hợp

+ Chân máy: giúp máy cố định vì HDR  không có tác dụng với những vật chuyển động.

Có hai phần mền HDR đang được chú ý tới là Photomatix và Luminance HDR bởi sự vượt trội của nó.

+ Nếu như Photomatix là phần mềm trả phí nhưng lại có những tính năng tuyệt vời khiến bạn không thể hài lòng hơn.

+ Thì Luminance HDR lại là phần mềm miễn phí với nhiều tính năng linh hoạt nhưng không thật sự hoàn hảo.

Việc sử dụng phần mềm nào là quyết định của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với tài chính và nhu cầu sử dụng của mình.

Khi nào nên dùng đến HDR

  • Ảnh phong cảnh

Phong cảnh thường có khá nhiều bố cục trong một khung hình. Để chụp một bức ảnh phong cảnh đẹp, cái bạn cần làm nổi bật lên chính là sự tương phản của trời và đất với nhau cũng như với cảnh vật xung quanh. HDR chính là để làm điều đó.

  • Những cảnh thiếu sáng

HDR có nhiệm vụ cân bằng lại độ sáng của bức ảnh của bạn trong trường hợp nọ được chụp trong hoàn cảnh không có đủ ánh sáng cần thiết.

  • Chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời

Một bức ảnh đẹp tự nhiên là khi có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, khi có quá nhiều ánh sáng chiếu vào thì sự vật sẽ bị lóa và không còn chân thực nữa. Vậy nên chúng ta cần giảm độ sáng xuống để bức ảnh cân bằng hơn.

Khi nào bạn nên tránh xa HDR

  • Khi chụp một vật chuyển động

Nên nhớ rằng, cơ chế hoạt động của tính năng này là chụp nhiều ảnh và ghép lại với nhau. Nếu vật bạn có ý định chụp đang chuyển động, mỗi khoảng thời gian nó sẽ ở một vị trí khác nhau. Khi đó, nếu ghép lại sẽ cho ra một bức ảnh bị nhòe.

  • Khi có quá nhiều màu sắc với độ tương phản cao

HDR giúp tăng độ tương phản lên, nhưng nếu như bức ảnh của bạn đã có những mảng màu tương phản sẵn thì đó không phải là sự lựa chọn tốt. Lúc này, nếu sử dụng HDR chỉ làm cho bức ảnh thêm rối mắt mà thôi. Hơn nữa nếu bức ảnh có quá nhiều màu sắc thì HDR cũng rất khó phân biệt được sự tương phản.

Hiện nay hầu hết các điện thoại thông minh đều trang bị tính năng HDR. Nó chính là một sự trợ giúp hữu hiệu cho những bạn trẻ đam mê chụp ảnh. Tuy nhiên, bạn cần nhận biết xem lúc nào, ảnh nào mới có thể áp dụng được tính năng này, tráng tình trạng sử dụng tràn lan, kém hiệu quả.

 

 

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*