Hồi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn có học giỏi môn hóa không? Liệu bạn có phân biệt được đâu là kim loại, đâu là phi kim không? Bạn có còn nhớ sự dẫn điện là khả năng truyền điện tích từ chất này qua chất khác. Tất nhiên không phải ai cũng còn nhớ những kiến thức ấy. Tuy nhiên, việc biết được đâu là những kim loại dẫn điện tốt nhất có thể giúp ích rất nhiều trong cuộc sống đời thường. Hãy cùng xem đó là những kim loại nào nhé.
Bạc
Bạc có kí hiệu hóa học là Ag, đứng thứ nhất trong top những kim loại dẫn điện tốt nhất trên thế giới.
Ag có màu trắng, khá mềm khi ở dạng nguyên chất thì nó là thể rắn. Nó được xếp trong top những kim loại quý. Từ thời xa xưa, bạc thường được dùng để đúc tiền, đồ trang sức hay chén, đũa. Tuy nhiên, ứng dụng của bạc trong việc dẫn nhiệt là không nhiều do giá thành quá cao. Hiện nay, người ta thường dùng bạc để làm chất dẫn, tráng gương hay làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa học hay làm phim ảnh.
Trong tự nhiên, bạc được tìm thấy trong các hợp chất như như argentit (Ag2S) và silver horn (AgCl). Ngoài ra bạc còn làm chất sát khuẩn trong y học với khả năng sát khuẩn rất cao.
Đồng
Đồng (Cu), có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao. Trong thể nguyên chất, đồng có màu nâu đỏ, là một kim loại mềm, dễ uốn dẻo.
Đồng được con người tìm thấy và sử dụng khá sớm vào khoảng năm 8000 TCN. Chính vì thế, đồng có rất nhiều ứng dụng hữu ích vào cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, vì giá thành rẻ cũng như có tính chất hóa học, vật lý phù hợp, đồng được sử dụng làm dây điện, que hàn hay đúc tượng. Bên cạnh đó Đồng (II) Sulfat được sử dụng trong nông nghiệp như một loại thuốc bảo vệ thực vật.
Có một điểm đặc biệt ở đồng đó chính là khả năng tái chế mà vẫn giữ nguyên chất lượng . Chính vì thế đồng là một trong những kim loại được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Vàng
Vàng hay còn được ký hiệu là Au có số nguyên tử 79 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cũng như những kim loại khác, vàng rất mềm, dễ uốn dẻo và là chất rắn. Tuy nhiên vì có giá thành cao vượt trội so với những kim loại khác, vàng có những công dụng riêng chứ không hoàn toàn làm vai trò của một kim loại dẫn điện.
Người ta thường tìm thấy vàng dưới dạng quặng bị lẫn trong đá hoặc cát. Có thể nói vàng là một trong những kim loại có nhiều ứng dụng nhất. Có thể kể đến một số ứng dụng của vàng trong cuộc sống của chúng ta như:
- Làm một đơn vị tiền tệ
- Làm trang sức
- Ứng dụng trong công nghệ làm đẹp
- Vàng có thể dùng làm đồ uống hay cho thêm vào các món ăn để nâng cao sức khỏe
- Làm dây dẫn điện cho một số sản phẩm tiêu thụ điện năng cao vì vàng có tính chống ăn mòn( vượt trội hơn bạc và đồng)
- Sử dụng trong việc phục hồi y khoa nhất là với khớp và răng.
Nhôm
Nhôm( Al) có nguyên tử khối là 27 dvC, khối lượng riêng là 2,7 g/cm3. Nói về sự phổ biến thì nhôm đứng thứ ba tất cả các nguyên tố hóa học chỉ sau Oxy và Silic. Chính vì thế, trong tự nhiên nhôm được tìm thấy dưới rất nhiều các dạng hợp chất khác nhau.
Một ứng dụng quan trọng nhất của nhôm ngoài tính dẫn điện chính là làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ cũng như những ngành vật liệu khác. Có thể nói ứng dụng của nhôm với ngành công nghiệp nặng là rất cao. Người ta có thể dùng nhôm để xây dựng, sản xuất vật dụng hàng ngày hay thậm chí là chế tạo ra máy móc.
Natri
Natri có tính kiềm và hoạt động mạnh. Nguyên tố hóa học này được tìm thấy trong vỏ trái đất nhưng hầu hết là dưới dạng hợp kim, rất khó để tìm ra natri nguyên chất trên bề mặt tự nhiên.
Có một hợp chất phổ biến nhất của natri chính là muối ăn NaCl. Ngoài ra natri hiđroxit được dùng để làm xà phòng hay làm chất lỏng dẫn điện trong một số lò phản ứng hạt nhân.
Wolfram
Wolfram là nguyên tố hóa học có ký hiệu là W. khác với những kim loại khác, Wolfram ở nguyên thể rất cứng và giòn nhưng lại có khả năng chống oxi hóa, chống kiềm và sự ăn mòn giống vàng. Đặc biệt hơn nữa, Wolfram còn có điểm nóng chảy rất cao, cao thứ hai chỉ xếp sau Cacbon.
Wolfram tinh khiết được sử dụng nhiều trong ngành điện như làm dây tóc bóng đèn điện dây đốt, trong các ống X quang (dây tóc và tấm bia bắn phá của điện tử).
Trong sinh học, natri có thể tác dụng tích cực lên một số enzym nhất định để kiềm chế những trao đổi sinh học từ những enzym đó.
Sắt
Sắt là kim loại được tìm thấy nhiều nhất trên thế giới và cấu thành nên vỏ ngoài và trong của trái đất. Vì có nhiệt độ nóng chảy thấp nên từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng sắt làm vũ khí cũng như công cụ lao động. Ngày nay những hợp kim của sắc cũng đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp bởi sự phố biến cũng như có những tính chất hợp lý.
Sắt kim loại thì tương đối mềm nhưng hợp chất của sắt như gang, thép thì tùy vào mức độ kết hợp sẽ có những độ cứng nhất định. Sắt có trong máu ( huyết sắc tố), tạo ra vị tanh đặc trưng. Chính vì thế nó có vai trò không hề nhỏ trong công nghệ sinh học đặc biệt là hô hấp tế bào và oxy hóa và khử ở thực vật và động vật.
Trên đây là những kim loại phổ biến có tính dẫn điện cao nhất. Tùy vào từng trường hợp, mỗi kim loại sẽ có một công dụng riêng nhưng điều không thể phủ nhận chính là sự đóng góp của chúng cho xã hội phát triển loài người là không hề nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều kim loại quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị khai thác tràn lan dẫn đến việc nguồn kim loại đang dần cạn kiệt. Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta đều phải sử dụng các nguồn tài nguyên này một cách tiết kiệm cũng như tái sử dụng các kim loại này một cách hợp lý để có thể tận dụng được tối đa nguồn lợi từ những kim loại này mang lại.
Leave a Reply