Bạn biết gì về Malware- phần mềm độc hại đang ăn mòn máy tính của bạn

Rate this post

Để bảo vệ máy tính và các dữ liệu trong đó, bạn nên tránh xa Malware- những chương trình độc hại có ảnh hưởng xấu đến máy tính của bạn. Vậy thực chất Malware là gì, có mấy loại Malware, cách phòng tránh chúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Về chương trình Malware

Malware là viết tắt của hai cụm từ malicious có nghĩa là độc hại và software có nghĩa là phần mềm. Nói cách khác, Malware là một từ chỉ chung cho các phần mềm độc hại, chứa nhiều viruss gây nguy hiểm đến cho các thiết bị điện tử của bạn.

Những điều mà Malware có thể làm khi xâm chiếm được máy tính của bạn vô cùng khủng khiếp: chúng ăn cắp, mã hóa các dữ liệu hoặc ăn mòn hoàn toàn, thay đổi các tính năng hay thậm chí còn không cho phép bạn tự do sử dụng máy tính của chính mình.

Có được những chức năng này bởi trong mỗi phần mềm Malware thường bao gồm viruss, worms, Trojan và spyware.

Có mấy loại Malware

Malware có nhiều loại nhưng phổ biến nhất có thể kể đến những loại sau:

  • Adware:

Đây là phần mềm được tải xuống tự động thông qua các pop-up của người sử dụng. Mặc dù không có nhiều nguy hiểm về an ninh mạng, không ăn cắp cũng như xóa hay vô hiệu hóa các dữ liệu của người dùng nhưng Adware đem lại cảm giác không hề dễ chịu.

Đúng như tên gọi của nó, Adware sẽ buộc bạn phải xem quảng cáo không cần thiết trên các hệ thống, trang web. Thử tưởng tượng, bạn đang xem một bộ phim hay, một bài hát xúc động lại bị những quảng cáo cắt ngang, như vậy mạch cảm xúc có còn trọn vẹn hay không?

Điều quan trọng chính là bạn sẽ phải xem hết quảng cáo nếu muốn tiếp tục sử dụng các tiện ích khác. Thêm vào đó, Adware có thể theo những ứng dụng bạn tải về mà tự động cài đặt trên máy tính mà bạn không hề hay biết.

=> Tham khảo Cách tắt quảng cáo trên máy tính .

  • Backdoor:

Đây là một Malware ăn cắp khá điển hình. Nó có thể truy cập vào thiết bị điện tử và hệ thống mạng của bạn từ xa để thực hiện những hành vi không lành mạnh.

Điều này có thể gây tổn hại cho chính bạn cũng như những nơi mà bạn đang chứa những dữ liệu quan trọng. Cách mà Backdoor xâm nhập vao máy tính của bạn là do các nhà sản xuất cố tình cài Backdoor vào sản phẩm của họ với mục đích xấu hay cũng có thể bị mã hóa mà tạo thành.

Tuy nhiên cho dù bằng cách này hay cách khác, Backdoor khi đã xâm nhập vì sẽ bám lấy không buông. Việc gỡ nó ra khỏi thiết bị điện tử sẽ vô cùng khó khăn, gian khổ.

  • Bot và botnet

Bot và botnet là phần mềm chạy tự nhiệm vụ tự động. Có nhiều loại bot cũng mang lại những lợi ích nhỏ như phần mềm chatbox để trả lời khách hàng trên các trang web tuy nhiên đa số vẫn là độc hại và tạo cảm giác đang bị làm phiền. Còn Botnet là một tập hợp nhiều bot cùng làm chung một nhiệm vụ

Cách mà những hacker tấn công máy tính của bạn bằng Botnet thông thường sẽ qua hình thức spam các tin nhắn rác, lừa đảo hay bằng hình thức từ chối dịch vụ distributed denial of service – DdoS đối với một số website.

  • Browser hijacker

Cách thức hoạt động của Browser hijacker hay còn được gọi bằng tên ngắn hơn là Hijackware chính là làm thay đổi trình duyệt web của bạn. Thay vì những hành vi sử dụng cũ, Hijackware gửi đến bạn những đường link dẫn đến những trang web mới, hiển thị những quảng cáo làm phiền hay thậm chí thay đổi cả các set up của chính website đó.

Mỗi cú click chuột của bạn, các Attacker lại có thêm phí quảng cáo được trả từ các trang web độc hại đó. Qua những truy cập này, chúng có thể chuyển hướng đến máy tính của bạn để thực hiện những hành vi xấu.

  • Rootkit

Nếu nói về độ độc hại và nguy hiểm thì chắc chăn Rootkit là loại Malware nguy hiểm nhất. Thay vì tấn công, ăn cắp các hacker khi sử dụng phần mềm này sẽ đoạt quyền admin của chủ nhân cũ, nắm toàn bộ quyền điểu hành và thay đổi bất cứ điều gì chúng muốn.

Có hai cuộc tấn công Rootkit nổi tiếng làm chao đảo an ninh mang thế giới chính là: Stuxnet và Flame.

  • Bug

Đây là một thuật ngữ công nghệ thông tin đề cập đến việc một đoạn code có lỗi, có lỗ hổng. Đây không phải là vấn đề lớn tuy nhiên dễ gây khó chịu cho người dùng. Đặc biệt lỗ hổng này chính là điều mà hacker đang chầu chực để tấn công vào máy tính của bạn.

  • Crimeware

Crimeware thường liên quan đến tội phạm về tài chính, bao gồm nhiều các phần mềm khác với nhiều công dụng khác nhau. Đối tượng chúng hướng tới là không phải là dữ liệu nói chung mà chỉ xoay quanh mật khẩu bảo mật của các ứng dụng thanh toán trên thiết bị điện tử của bạn.

  • Keylogger

Dùng để mô phỏng toàn bộ những thao tác bàn phím mà người dùng đã thực hiện nên Keylogger thực sự có những mặt lợi hại khác nhau.

Nếu xét về mặt hại, các hacker có thể dùng phần mềm này để lấy các password của tất cả các ứng dụng của bạn thậm chí cả của thẻ ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, các người điều hành đôi khi cũng sử dụng keylogger để xác định xem nhân viên của họ có bất kì hành vi phạm tội trong hệ thống của công ty không.

=> Nghe Những bài hát hay nhất của Dalab tại Nhac.vn

Các cách phòng chống Malware

  • Cảnh giác tuyệt đối với các đường link lạ, không click vào chúng.
  • Không nên cài đẳ những phần mềm, ưng dụng không chính thống vì rất có thể chúng chứa Malware bên trong.
  • Bảo vệ máy tính bằng tường lửa cũng như những phần mềm duyệt viruss khác.

  • Cài đặt riêng những phần mềm diệt Malware
  • Thường xuyên quét máy tính.
  • Sửa máy tính ở nơi có uy tín và chất lượng cao.

Trên đây là một số những hiểu biết chung về phần mềm độc hại Malware. Mong rằng bạn có thể nhận thấy được sự nguy hại của những phần mềm này và có cách phòng chống chúng hợp lý.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*