Cách cúng lễ và bài văn khấn rằm

Rate this post

Theo phong tục người Việt Nam, cứ đến ngày rằm, mùng 1, con cháu lại bày biện sửa soạn cúng gia tiên để cầu cho gia đình được an lành, hạnh phúc. Mỗi khi thắp hương, người Việt đều đọc bài văn khấn rằm.

Văn khấn rằm là gì?

Theo quan niệm dân ta, ngày mùng 1 âm lịch được gọi là ngày sóc, còn ngày 15 âm gọi là ngày rằm, ngày vọng để tưởng nhá tổ tiên. Ý nghĩa của hai ngày này như sau:

Ngày Sóc (mùng 1): khởi đầu tháng mới nên cầu may mắn và thành công.

Ngày Vọng (rằm): trong ngày này, mặt trăng và mặt trời thông suốt. Thần thánh, tổ tiên sẽ có thể thông thương với con người. Bởi vậy, hãy thỉnh cầu thật thành tâm để gửi tâm nguyện tới bề trên. Người ta cúng lễ, đọc bài văn khấn rằm cũng là để trí tuệ được trong sạch, giải thoát khỏi những trần tục xấu xa trong long. Văn khấn rằm sẽ giúp tâm nguyện của người cầu được đến tai của thánh thần, gia tiên. 

Sắm lễ vật cho ngày cúng rằm, mùng 1

Tùy từng địa phương lại có quan niệm cúng bái khác nhau. Có nơi cúng đúng ngày rằm, mùng 1, có nơi lại cúng vào chiều 14, 30. Nhưng điểm chung là luôn phải Thần Thổ công trước khi cúng gia tiên.

Cúng lễ chay: hương, hoa, rượu trắng, nước trắng, trầu cau, hoa quả, bánh kẹo, vàng mã.

Cúng lễ mặn: hương, hoa, rượu trắng, nước trắng, trầu cau, thịt luộc, một số món mặn khác, vàng mã.

Nghi thức cúng gia tiên

Tât cả mọi thứ dâng lên cúng phải trong sạch. Chú ý tuyệt đối không được cúng tiền giả, tiền có nguồn gốc không trong sạch, bất lương. Những thực phẩm tanh hôi cũng phải tránh. Một số nơi quan niệm không cúng thực phẩm sát sinh.

Để thể hiện lòng từ bi, công đức, nhiều gia đình thực hiện phóng sinh để loại trừ nghiệp chướng trong quá khứ. Cách này được cho là giúp cho bản thân, gia đình tránh được những hậu họa không mong muốn. 

Không được sử dụng bùa ngải để giải hạn, không dùng người khác gánh hạn cho mình. Chỉ mình mới có thể tự loại trừ được những tai ương nghiệp chướng. 

Khi đọc văn khấn gia tiên, cần giữ thái độ kính cẩn, thể hiện lòng thành, nguyện cầu những điều tốt cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Bài văn khấn gia tiên rằm, mùng 1

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bài văn khấn rằm thổ công và các vị thần

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Hai bài văn khấn rằm trên đây là cơ bản và chuẩn xác nhất. Các bạn có thể in ra giấy A4, để sẵn trong nhà để chuẩn bị cho ngày rằm, mùng 1 hằng tháng.

=> Công dụng của trà Atiso

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*