Lê Cát Trọng Lý – Nữ nhạc sĩ bỏ học vẫn khiến hàng triệu người mê đắm trong âm nhạc

Rate this post

Lê Cát Trọng Lý là một cái tên đặc biệt của làng nhạc Việt Nam. Cô sở hữu phong cách âm nhạc khá lạ, khác biệt, không phải ai cũng có thể cảm thụ được.

Sự nghiệp âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý

Lê Cát Trọng Lý sinh năm 1987, là một nghệ sĩ tài năng của Việt Nam, từng xuất sắc giành được 5 lần đề cử và 1 giải Cống hiến. Lê Cát Trọng Lý quê gốc ở Đà Nẵng, bố là ca sĩ, mẹ là giáo viên dạy Văn. Năm 2005, cô tốt nghiệp cấp Ba và thi đỗ khoa tiếng Nga, Đại học Đà Nẵng.

Năm 2006, khi đang là sinh viên, cô bỏ ngang việc học, đến Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đam mê âm nhạc. Lê Cát Trọng Lý thi vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Violon, chuyên ngành Viola.

Năm 2007, cô nàng đoạt giải Ba cuộc thi Hát cho niềm đam mê do Nokia tổ chức. Năm 2008, cô tiếp tục đoạt một số giải tại cuộc thi Bài hát Việt của VTV3 bao gồm giải Bài hát của tháng 12 cho ca khúc Chênh vênh, Ca sĩ thể hiện ca khúc hiệu quả tháng 12. Sau đó, ca khúc Chênh vênh trở thành Bài hát của năm, đưa Lê Cát Trọng Lý đến với giải Nhạc sĩ trẻ triển vọng. 

Mă, 2009, Lý được cử đi hát cho chương trình của ca sĩ Francis Cabrel tổ chức tại Hà Nội. Năm 2010, cô được khen ngợi với 3 đêm diễn cháy vé tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace. Sau đó, cô tiếp tục tham gia chương trình lưu diễn văn hóa Việt Nam ơi ở Na Uy, đánh dấu phong cách âm nhạc của mình tại đấu trường Festival Huế và quốc tế. Năm 2011, cô đoạt giải Nhạc sĩ của năm tại giải Cống hiến 2011. 

Năm 2012, Lý phát hành album đầu tay đặt theo tên mình. Cùng năm, cô tổ chức tour lưu diễn xuyên Việt kéo dài 2 tháng, tên chủ đề là Lê Cát Trọng Lý – Vui Tour. Năm 2015, Lê Cát Trọng Lý trở lại với âm nhạc khi phát hành album Dreamer gồm 3 đĩa với chủ đề Vui Tour, Những kẻ mộng mơ và Live in Church. Album kể về sự nghiệp âm nhạc của cô từ năm 2011 (Vui Tour) đến năm 2015 (Live in Church).

Album đã đưa khán giả đi qua từng cung bậc cảm xúc. Khi thì vui vẻ như Tấm Cám xem hội, lúc thì thăng trầm, buồn như cơn bão nghiêng đêm. Phần âm thanh không qua xử lý để giữ nguyên những khoảnh khắc cùng khán giả. 

Danh sách các đĩa nhạc của Lê Cát Trọng Lý

  • Lê Cát Trọng Lý (2011).
  • Tuổi 25 (2013).
  • Dreamer (2015): audio CD, DVD Vui Tour 2012, DVD Live in Church (2015).
  • Không sao về bắt đầu (2017).

Nhạc của Lê Cát Trọng Lý phải nghe nhiều mới thấm

Nữ nhạc sĩ chia sẻ, quan điểm của bố cô là học gì cũng được, nhưng phải là đại học. Muốn không khổ phải có văn hóa và tấm bằng đại học giống như một tấm chứng minh thư thứ hai. 

Nhưng cô chỉ “đồng ý một nửa” quan điểm của bố. Nửa còn lại, cô thực hiện mong muốn của bố bằng cách khác, con đường khác. Đối với cô, định hướng hay tự thân thì cũng đều do mình nỗ lực. Trước kia, hai bố con thường bất đồng với nhau về chuyện học đại học thì mới không khổ. Rồi cô chiều theo sự sắp đặt của bố 2 năm, sau đó bỏ học khiến ông bị sốc khi cô quyết định không học Nhạc viện nữa. 

Lý do Lê Cát Trọng Lý bỏ học vì cô không sắp xếp đủ thời gian để làm nhiều việc. Bởi học cổ điển phải hy sinh nhiều. Lý không đủ sức khỏe để vừa học cổ điển, vừa chơi ca khúc. Cô quyết định chỉ chọn 1 trong 2 để không bị cái gì cũng nửa vời. 

Sau thành công đột ngột tại chương trình Bài hát Việt, Lý không nhận mình là một nhạc sĩ mà chỉ là người biết viết nhạc. Kể cả danh xưng ca sĩ cô cũng không dám nhận vì khi ấy vẫn còn rất run mỗi khi bước ra sân khấu.

Lê Cát Trọng Lý tự nhận xét, những người nghe và thuộc nhạc của cô thường là những khán giả “lặng lẽ và hiền lành”. Họ luôn hát theo ở mỗi buổi diễn của cô và điều này đủ làm nữ nhạc sĩ trẻ hạnh phúc. Dù không được truyền thông rộng rãi nhưng mỗi sản phẩm âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý vẫn có sức ảnh hưởng với một bộ phận khán giả nhất định. 

Lê Cát Trọng Lý không có nhiều ca khúc, nhưng lại thấm đẫm dư dị yên bình, an nhiên. Ở ca khúc Thương, người nghe thấy được tuổi trẻ thơ ngây như được Lý ghi chép lại, mang những ký ức miền dĩ vãng trở lại. Nhưng đến ca khúc Trời ơi, cô lại trưởng thành hơn, ngẫm nghĩ về sự đời, về sự bon chen của cuộc sống. Thậm chí, nhiều người còn liên tưởng nhạc của Lý với nhạc Trịnh Công Sơn vì luôn có sự suy ngẫm trong đó, càng nghe càng thấm, chẳng bao giờ cũ. 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*