Thả thính là gì? Những bài hát thả thính dễ thương

Những câu thả thính hay dành cho hội ế lâu năm
Rate this post

Cư dân mạng thường nhắc nhiều đến từ thả thính nhưng bạn không hiểu thả thính là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để bắt kịp xu hướng ngôn ngữ của giới trẻ nhé.

Thả thính là gì theo nghĩa đen?

“Thả thính” là một từ rất quen thuộc đối với những người hay đi câu cá. “Thính” hay còn được biết đến là thính gạo, là một loại gia vị của người Việt Nam. Thính được làm bằng cách rang gạo tới khi ngả vàng rồi giã mịn. Một số nơi lại nước vỏ bánh tráng cho vàng giòn rồi giã ra làm thành thính. Ngoài gạo, ngô hoặc vừng cũng có thể chế biến thành thính.

Thính được cho thêm vào một số món ăn để gia tăng mùi vị. Các món ăn được dùng thính như: nam thính (nem chạo), nem tai (gần giống với nem chạo), nem nướng, các loại gỏi (gói cá, gỏi dê tai thính), một số loại mắm (mắm tép, mắm cáy, mắm ruốc, mắm cá,…).

Thính còn được dùng để nhử mùi khi câu cá, đánh vó tôm. Người đi câu sẽ thả thính xuống để nhử cá đến gần hồ câu hoặc thuyền đánh bắt. Tuy nhiên thính không phải là mồi. Thính dùng để quăng xuống hồ nhử cá lại gần. Còn mồi được gắn hẳn vào cần câu để cá ăn. Tùy vào sở thích của mỗi loài cá, người ta lại chế biến thính sao cho phù hợp. Ví dụ cá trắm thích ăn rau nên có thể cho thêm rau muống hoặc mầm mạ. cá trôi thì trộn thêm hạt ngũ cốc.

Hành động này cũng chính là nghĩa đen của từ “thả thính”. Tuy nhiên, thi thoảng lang thang trên mạng bạn sẽ bắt gặp người khác dùng từ “thả thính” mặc dù họ chẳng đi câu, cũng chẳng làm gì liên quan đến việc sông nước. Liệu có phải “thả thính” còn có nghĩa nào khác?

Thả thính là gì theo nghĩa bóng?

“Thả thính” là một từ lóng được giới trẻ sáng tạo ra vài năm trở lại đây. Theo nghĩa gốc, “thả thính” là rắc đồ ăn dụ cá lại gần để bắt. Dựa theo hành động này, teen Việt đã có liên tưởng hài hước đến việc yêu đương.

Theo nghĩa bóng, thả thính là dùng các cách khác nhau để khiến người khác có tình cảm với mình. Đối tượng được tán tỉnh giống như những chú cá. Thay vì dụ bằng đồ ăn thì lại dùng lời lẽ, hành động để tán tỉnh, cho đối phương biết tình cảm của mình một cách khéo léo. Cũng có những trường hợp thả thính không phải để bày tỏ tình cảm, mà chỉ là họ cố tình hấp dẫn người khác khiến họ quan tâm và nảy sinh tình cảm với mình.

Để thả thính có rất nhiều cách. Thông qua mạng xã hội, chúng ta có thể đăng ảnh, video, thậm chí chỉ là một dòng chữ vu vơ để mọi người biết mình vẫn còn độc thân, cũng như “bật đèn xanh” cho các đối tượng đến tán tỉnh. Dù dùng cách nào thì mục đích cuối cùng của thả thính cũng chỉ là để có người tán tỉnh mình.

Có “thả” thì ắt sẽ có “đớp”. Nếu bạn chủ động phản hồi, đưa ra tín hiệu cho người thả thính, người ta gọi đó là “đớp thính”. Giống như bạn là những chú cá đã “mắc bẫy” của người đi câu.

Status thả thính Facebook cực hay

  • Em đẹp nhất khi không thuộc về ai.
  • Xuân này vẫn giống xuân xưa. Vẫn chưa có gấu vẫn chừa ghế sau.
  • Nếu anh đang rảnh thì chúng mình yêu nhau cho bận được không?
  • Một mình mãi cũng quen rồi.
  • Việc của em chỉ cần yêu anh thôi. Cả thế giới cứ để anh lo.
  • Ốm một mình, đau một mình. Em không thương em thì ai thương?
  • Ai inbox nói chuyện cho đỡ buồn không nhỉ?
  • Cả thế giới yêu nhau. Riêng em một mình một góc.
  • Lâu rồi chưa đi chơi ăn uống…
  • Chán thả thính rồi. Giờ ai cưa auto đổ.

Những bài hát thả thính gây nghiện

Nếu đã chán thả thính bằng những câu caption văn vẻ quen thuộc, hãy thử trích dẫn lời bài hát trong những ca khúc sau đây:

  • Củ lạc – Osad.
  • Người âm phủ – Osad.
  • Em có thể – Osad.
  • Yêu đương – Osad.
  • Thính – Rush, Krix.
  • Người lạ ơi – Orange, Karik.
  • Cảm nắng – Suni Hạ Linh.
  • Mình yêu nhau đi – Bích Phương.
  • Nơi này có anh – Sơn Tùng M-TP.
  • Cô gái m52 – HuyR, Tùng Viu.

=> Nghe những ca khúc thả thính hay nhât ở đây

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*