Thực hư tác dụng thần kỳ của mầm đậu nành

Rate this post

Mầm đậu nành là gì?

Mầm đậu nành là đậu nành đang trong giai đoạn nảy mầm.

Bột mầm đậu nành là tinh bột được chế từ mầm đậu nành để chiết xuất isoflavone tự nhiên – nguyên liệu chính của các sản phẩm chức năng làm đẹp.

Thành phần của mầm đậu nành

Mầm đậu nành sản sinh ra hoạt chất isoflavone – được xem là estrogen thiên nhiên giúp giữ nước và mỡ cho cơ thể ở mức ổn định, giúp thân hình được mềm mại, nữ tính. Hoạt chất này còn giúp cân bằng estrogen, bảo vệ lớp collagen của da. Isoflavone trong đậu nành giúp cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, da đẹp tự nhiên.

Bên cạnh đó, mầm đậu nành còn giúp cơ thể sản sinh genisstein có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen chống oxy hóa, tăng sự đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn, làm căng và sáng màu da. Genistein giúp làm tăng độ dày của biểu bì, giảm sự xuất hiện nếp nhăn.

Tác dụng của mầm đậu nành

  • Giúp tăng kích cỡ vòng một cho nữ giới.
  • Cân bằng nội tiết tố estrogen.
  • Chống lão hóa da.
  • Giảm nếp nhăn, chứa nám và tàn nhang.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và rối loạn sau mãn kinh.
  • Giúp da sáng mịn, tóc suôn mượt hơn.
  • Hỗ trợ điều chỉnh cân nặng: tăng hoặc giảm cân. Nếu muốn tăng cân, uống 3 lần/ngày sau ăn. Nếu muốn giảm cân uống 3 lần/ngày trước khi ăn 20-30 phút.
  • Điều trị và ngăn ngừa ung thư vú.
  • Chống loãng xương.
  • Điều trị các chứng tiền mãn kinh.

Phụ nữ sau sinh hoặc sau 35 tuổi, lượng nội tiết tố trong cơ thể thường suy giảm hoặc mất cân bằng, ảnh hưởng đến nét trẻ trung. Tinh chất mầm đậu nành giúp giải quyết vấn đề này. Nó giúp phụ nữ, đặc biệt là những người đang trong giai đoạn mãn kinh – tiền mãn kinh cải thiện những vấn đề về da, tóc, sinh lý.

Có nên uống mầm đậu nành hay không?

Phụ nữ hiện đại, nhất là phụ nữ sống ở các thành phố phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Stress kéo dài có thể khiến tính cách trở nên cáu bẳn, khó chịu, làm thay đổi nội tiết tố, ức chế quá trình phát triển của tế bào, giảm quá trình tái tạo da, tăng quá trình lão hóa.

Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, khói bụi khiến da trở nên sạm và xỉn màu. Chế độ ăn uống không hợp lý vì quá bận rộn, ít vận động cũng khiến cơ thể ngày càng xuống cấp hơn.

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng: “Sau 30 tuổi, phụ nữ nên bỏ sung 1000 – 1500 mg tinh chất mầm đậu nành mỗi ngày để bù đắp lượng nội tiết tố nữ suy giảm. Nhưng 1 kg đậu nành chỉ chứa 1400 – 1530 tinh chất mầm đậu nành. Để cung cấp đủ lượng cần thiết, chúng ta phải ăn khoảng 1 kg đậu nành mỗi ngày. Điều này khó khả thi”.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dạng thức tốt nhất là sử dụng đậu nành tự nhiên như đậu phụ, sữa đậu, đậu nành lên men. Khi sử dụng các thực phẩm bổ sung isoflavones, chúng ta cần chú ý theo dõi phản ứng cơ thể và nghe tư vấn từ các chuyên gia y tế.

Sự khác biệt giữa mầm đậu nành và tinh chất đậu nành

Tinh chất đậu nành được bào chế trong các nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, dùng hệ thống hiện đại để tách isoflavones sau đó bào được bào chế để thuận tiện hơn khi sử dụng.

Bột mầm đậu nành thường được bào chế theo cách thủ công dẫn đến khó loại bỏ hết tạp chất, vi khuẩn, dễ nấm mốc, chất lượng không đều và kem an toàn cho người dùng.

Cách làm mầm đậu nành tại nhà

Nếu lo lắng về chất lượng của mầm đậu nành được bán sẵn ngoài thị trường, chị em phụ nữ có thể tham khảo cách tự làm mầm đậu nành tại nhà dưới đây.

Nguyên liệu: hạt đậu nành nhỏ, tròn, mẩy, vàng tươi, phải có độ nảy mầm cao. Chất lượng hạt quyết định rất nhiều đến thành công của quá trình làm.

Bước 1: Rửa đậu nành để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó ngâm đậu trong nước ấm khoảng 40 độ C trong vòng 3 tiếng. Trong thời gian ngâm, nên thay nước 1-2 lần để giảm độ chua trong vỏ đậu nành.

Bước 2: Xả qua đậu trong nước lạnh rồi mang đi ủ. Cách ủ: Dùng khăn mềm bọc đậu lại hoặc phủ khăn lên trên miệng rá để tránh ánh sáng chiếu vào. Không nên bọc quá kín, đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Ủ khoảng 2 ngày. Trong thời gian ủ, cần tưới nước khoảng 2-3 lần/ngày.

Sau 2 ngày, mầm đậu mọc khoảng 2-3 cm. Lúc này, mầm đậu nành chứa nhiều isoflavone nhất.

Bước 3: Nếu muốn làm sữa mầm đậu nành, chỉ cần thu hoạch mầm, cho vào máy xay và lọc bã. Đun sôi phần nước thu được. Khi uống có thể cho thêm đường hoặc sữa. Sữa mầm đậu nành có thể bảo quản trong tủ lạnh 3-4 ngày.

Nếu muốn làm tinh bột đậu nành thì đem mầm đi sấy hoặc phơi khô rồi rang chín vàng ở lửa nhỏ. Sau đó đem xay thành bột mịn, có thể dùng dần trong 6 tháng.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*